Thất bại trong kinh doanh thường xảy ra do nhiều nguyên nhân, nhưng phần lớn là saler và marketer không thể nhận diện khách hàng tiềm năng có bao nhiêu loại để chuẩn bị sẵn các giải pháp ứng biến hiệu quả và dẫn đến việc bán hàng gặp khó khăn.
Trong kinh doanh nói riêng và trong giao tiếp xã hội nói chung, mỗi ngày chúng ta sẽ tiếp xúc với rất nhiều người, và tất nhiên là không ai giống như ai cả, bạn cũng biết đúng hem các bạn? Đa số mỗi người mà ta gặp đều là mỗi loại người khác nhau cả.
Bạn có để ý: “có người dễ tính, có người khó tính, có người tự cao, có người nhút nhát, có người thích chia sẻ, có người hồn nhiên,…” khá nhiều đúng không?
Nhưng mình sẽ tóm gọn lại là chúng ta sẽ có khoảng 11 loại người mà bạn sẽ phải đối mặt trong các thương vụ giao dịch hoặc cuộc sống. Và tất nhiên, 11 loại người đó là 11 loại khách hàng tiềm năng mà bạn sẽ phải chinh phục trong hành trình kinh doanh.
Quả thật, rất khó để có thể làm hài lòng tất cả mọi người trong cuộc sống, và ngay cả trong kinh doanh, rất khó để chìu ý của tất cả khách hàng nếu bạn không hiểu ý họ.
Khó khăn là đây, khi bạn không thể nhận diện được khách hàng của bạn là típ người thế nào, tâm lý ra sao, thích điều gì nhất qua trò chuyện thì rất khó để đạt đến kết quả chốt sale.
Vậy nên, bạn cần phải tiếp xúc thêm với thật nhiều người sau khi đọc bài này:
- 1 là để trau đồi thêm kinh nghiệm và cách xử lý
- 2 là để dạn dĩ hơn và đầu óc nhanh nhạy hơn
Và khi bạn đọc xong bài này, như một cẩm nang có sẵn cách ứng xử phù hợp cho mỗi loại khách hàng, việc của bạn là hãy phác thảo kịch bản để làm sao vuốt cho mượt hành trình.
Trong kinh doanh, các chuyên viên marketing và nhân viên bán hàng luôn phải luôn trau dồi cho mình nhiều kiến thức về phân tích tâm lý, hành vi, sở thích, mong muốn của khách hàng có thể tăng hiệu quả bán hàng một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, chắc chắn còn là vấn đề va chạm, trải nghiệm mới có thể khiến chúng ta có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc nhận diện loại khách hàng tiềm năng chuẩn xác.
Và khi có thể nhận diện chuẩn xác thì là lúc đưa ra kế hoạch giao tiếp hiệu quả trước và trong khi bắt đầu một cuộc trao đổi, đàm phán, thương lượng,…
Khi giao tiếp offline, tức là giao tiếp trực tiếp với khách hàng có lẽ sẽ rất dễ để bạn có thể nhìn vào cảm xúc, thái độ và độ hứng thú của khách hàng, của người đối diện khi nghe bạn nói.
Tuy nhiên nếu như bạn kinh doanh online và hay phải giao tiếp hoặc chăm sóc khách hàng thông qua telesales hoặc chat online qua website/fanpage nhiều hơn thì khá khó.
Những vấn đề như nắm bắt được mọi thái độ, tâm lý, hành vi, cảm xúc của khách hàng thật sự rất khó khi không thể gặp gỡ.
Cho nên, nếu không khôn khéo chuẩn bị sẵn trước đó và có kỹ năng trong khi giao tiếp thì bạn sẽ có một cuộc bán hàng thật bại được định sẵn.
Khi bạn giao tiếp online với khách hàng, gián tiếp thông qua mạng xã hội hay các kênh online thì bạn phải có kinh nghiệm để đặt các kiểu câu hỏi mở, giao tiếp tương tác nghe khách hàng nói chuyện.
Sau đó, hãy đưa khách hàng vào nhóm khách hàng mục tiêu, liệt kê ra để hiểu phần nào đó về họ cho mục đích chốt sale tốt hơn, tăng hiệu quả bán hàng lên hơn.
Dạo hơi dài rồi, dưới đây là cách nhận diện 11 loại khách hàng sẽ giúp bạn thấu hiểu hơn một chút về từng loại khách hàng, để tăng khả năng giao tiếp, thậm chí nếu bạn có thể tăng khả năng bán hàng lên rất nhiều.
Và thường có biết thì chúng ta cũng chưa biết phải xử lý tình huống như thế nào với từng loại khách hàng, dưới đây các bạn sẽ hiểu rõ hơn và trong tương lai sẽ có nhiều phiên giao dịch thành công.
Nhận diện 11 loại khách hàng này giúp tăng hiệu quả bán hàng
1. Khách hàng trầm tư
Đặc điểm nhận dạng với loại khách hàng này đó là:
“Họ sẽ rất ít nói, thường chăm chú lắng nghe bạn nói nhiều hơn để suy nghĩ cho thật chắc chắn trước khi họ có thể quyết định, thế nên họ sẽ chậm rãi trong việc ra quyết định”.
Với đối tượng này bạn cần phải có một thái độ chuyên nghiệp am hiểu sản phẩm như 1 chuyên gia để giúp họ ra quyết định nhanh nhất.
2. Khách hàng chủ động
Đặc điểm nhận dạng với loại khách hàng này đó là:
“Họ sẽ trông rất tươi tắn, luôn cười và có vẻ xởi lởi quan tâm nhiều thứ”.
Bạn sẽ cần hiểu và cởi mở đón nhận, chia sẻ, thấu hiểu để họ đang coi bạn là bạn chứ không phải người bán hàng. Trong kinh doanh qua được bước BẠN thì bước BÀN sẽ dễ hơn.
3. Khách hàng đa nghi
Đặc điểm nhận dạng với loại khách hàng này đó là:
“Họ thường hay nghi ngờ (đúng với đa nghi), họ sẽ rất hay so sánh qua lại giữa các nhãn hiệu tương tự và thường dùng chính kiến riêng để bác bỏ, không đồng tình với bạn”.
Với đối tượng khách hàng này, bạn cần phải thật tự tin như một chuyên gia, am hiểu các nhãn hàng khác để phân tích cho họ hiểu ưu nhược của sản phẩm mình với đối thủ. Nếu bạn làm tốt, họ sẽ khá trung thành đấy.
Lưu ý: Nhóm khách hàng này khá khó và mức độ nguy hiểm cao. Nếu bạn không am hiểu nhiều và chính xác, không kiểm soát cảm xúc tốt thì không nên trực tiếp chiến đấu với họ, dễ dẫn đến bất đồng và thương vụ fail hoàn toàn.
4. Khách hàng lịch sự
Đặc điểm nhận dạng với loại khách hàng này đó là:
“Họ sẽ khá tế nhị và dễ chịu trong giao tiếp với bạn, thế nhưng đừng ép buộc họ phải ra quyết định mua sản phẩm nếu họ cảm thấy không nhất thiết/cần thiết”.
Với đối tượng này, bạn cần phải có một thái độ chân thành hết sức, có thể họ sẽ quý mến bạn và trao cho bạn 1 quyết định giao thương thành công.
5. Khách hàng phóng khoáng
Đặc điểm nhận dạng với loại khách hàng này đó là:
“Người có tiền hoặc quyền lực, tuy nhiên với bản chất phóng khoáng thì họ rất dễ chịu, chỉ có có như cầu thì họ sẽ chỉ xem xét sơ và quyết định luôn”.
Với đối tượng này, bạn cần phải có một thái độ nhanh chóng, không dài dòng.
6. Khách hàng kỹ tính
Đặc điểm nhận dạng với loại khách hàng này đó là:
“Họ là người hỏi rất nhiều nếu chưa thể giải đáp hết khúc mắc trong đầu, họ sẽ đi vào chi tiết để phân tích thật kỹ thông tin bạn đưa ra đến khi họ hài lòng và thỏa mãn”.
Với đối tượng này, bạn cần phải có một thái độ kiên trì, giải đáp chân thành và kiến thức tất nhiên cũng phải giỏi để có thể đáp lại vạn câu hỏi từ đối tượng khách hàng này.
7. Khách hàng chảnh hoặc hách dịch
Đặc điểm nhận dạng với loại khách hàng này đó là:
“Họ sẽ rất thích thể hiện, chảnh chọe và có lúc hách dịch. Mặc dù có thể không có vấn đề gì xảy ra nhưng họ lại hay thích kiếm chuyện, tỏ ra khó tính 1 cách quá đáng. Họ hay thích ra lệnh cho người khác kiểu như phần biệt giàu nghèo, chủ tớ”.
Với đối tượng này, bạn cần phải có một thái độ nhún nhường, đừng nóng giận. Cách hành xử với đối tượng này phải vô cùng chuyên nghiệp, nếu không sẽ rất to chuyện.
Lưu ý: Bạn phải nên học cách kiểm soát cảm xúc với nhóm đối tượng này, nếu họ thật sự có tiền mà bạn chinh phục được họ thì sẽ rất có lợi cho thương vụ. Nếu không cũng hãy để tiếng tốt, bởi nếu không sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu.
8. Khách hàng nhút nhát
Đặc điểm nhận dạng với loại khách hàng này đó là:
“Nét mặt của họ khá nhút nhát, hay sợ bị người khác gạt (như hàng giả, hàng nhái) và có thể luôn tránh né mọi thông tin bạn đưa ra. Đôi lúc họ thấy thông tin được cung cấp hay nhưng cũng không dám ra quyết định vì cũng là sợ bị gạt”.
Với đối tượng này, bạn cần phải có một thái độ thật ân cần để họ cảm thấy bạn an toàn, là người đáng tin cậy.
9. Khách hàng nóng tính
Đặc điểm nhận dạng với loại khách hàng này:
“Họ gần giống với nhóm khách hàng chảnh và hách dịch. Chỉ cần họ không hài lòng 1 chút là sẽ làm to chuyện, hoặc 1 chút lỗi của sản phẩm không hề hấn gì họ cũng cự nự đủ điều”.
Với đối tượng này bạn cần phải có một thái độ khéo léo, tùy cơ ứng biến để họ cảm thấy không đáng. Mệt mõi với những khách hàng này lắm cơ.
10. Khách hàng thờ ơ
Đặc điểm nhận dạng với loại khách hàng này đó là:
“Họ thường chỉ muốn dạo để tham khảo sản phẩm, không có bất kỳ động cơ rõ rệt nào như muốn mua hàng hay tìm hiểu kỹ một sản phẩm nào đó hoặc nhu cầu cần tư vấn sản phẩm”.
Với đối tượng này, bạn cần phải khéo léo để gây chú ý với họ, nếu thấy họ xem nhiều sản phẩm cùng loại, hãy gợi ý họ sản phẩm tốt nhất và cho họ những ưu đãi bất ngờ khiến họ suy ngẫm.
11. Khách hàng do dự
Đặc điểm nhận dạng với loại khách hàng này:
“Họ gần giống khách hàng nhút nhát, mặc dù có động cơ muốn tìm hiểu mua hàng rõ rệt luôn nhưng thường lưỡng lự không dám ra quyết định vì sợ nhiều thứ”.
Với đối tượng này, bạn cần phải có một thái độ chuyên nghiệp và khéo léo gợp lại, giúp họ ra quyết định rằng mua sản phẩm này là một sự sáng suốt, họ sẽ được rất nhiều thứ lợi.
Hi vọng, khi các bạn xem qua cách nhận diện 11 khách hàng này sẽ có thêm những chiến lược tốt hơn giúp cải thiện doanh số bán hàng một cách hiệu quả nhất.
Trước khi quyết định bán hàng online, bán hàng trên mạng xã hội như Facebook thì có lẽ điều này sẽ hữu ích dành cho bạn đấy. Hãy hiểu khách hàng như một người bạn, bạn sẽ bán được tất cả.
Nếu bạn đang bán hàng online trên Facebook, có thể tham khảo thêm cách viết nội dung tại Xây dựng chiến lược Content Marketing từ việc học hỏi đối thủ cạnh tranh
Sau đó, xem thêm cách làm quảng cáo hiệu quả tại Kiến thức quảng cáo trên Facebook Ads cơ bản cho người mới bắt đầu
Bạn có thể liên hệ với Lộc Nguyễn qua trang cá nhân hoặc để lại bình luận bên dưới để cùng thảo luận, mình sẽ giải đáp trong đa 12-24h, trừ khi mình bận sẽ lâu hơn xíu.