BLOG CHIA SẺ

Kết nối kiến thức

Hướng dẫn cách cài đặt Google Analytics cho website WordPress từ A-Z

Quản trị website mà không đo lường được traffic quả thật là bạn đang làm website một cách kém hiệu quả. Google Analytics ra đời để giúp cho rất nhiều người dùng website toàn cầu dễ dàng đo lường, thống kê và phân tích người truy cập được chi tiết và tối ưu nhất.

Nếu bạn đang tìm cách cài đặt Google Analytics cho website WordPress của mình ngay lúc này thì Lộc sẽ hướng dẫn các bạn một cách chi tiết nhất tại bài viết này từ A-Z.

Google Analytics là gì?

Hướng dẫn cách cài đặt Google Analytics cho website WordPress

Google Analytics là một trong những công cụ hỗ trợ đo lường và phân tích các chỉ số trên website phổ biến nhất hiện nay. Đây là một công cụ miễn phí và được phát triển bởi chính Google.

Nhờ có Google Analytics mà việc thống kê các chỉ số hoạt động của người dùng trên website trở nên dễ dàng hơn đối với người quản trị website. Vì là sản phẩm của Google nên độ tin cậy và tính chính xác của nó rất cao.

Các số liệu mà Google Analytics có thể đo lường lượng người dùng truy cập vào website (traffic), thời gian trên website (time on site), tỷ lệ thoát trang (bounce rate). Không chỉ đo lường tổng thể, công cụ này còn đo lường chi tiết ở từng liên kết (url) nên nó thật sự tiện lợi với những ai làm SEO và quản trị website.

Bên cạnh đó, công cụ này còn hỗ trợ đo lường nhiều chỉ số quan trọng khác thông qua hỗ trợ của Google Tag Manager, cũng như cung cấp nhiều chỉ số phản ánh tương đối chuẩn xác về hành vi của người trên website của bạn.

Google Analytics còn phân tích sâu vô từng nhóm người dùng, quốc gia, thiết bị, trình duyệt, thương mại để giúp bạn hiểu sâu hơn về Audience Insight.

Vào cuối 2020 và 2021 hiện tại, Google đã tung ra bản Analytics V4 hoàn thiện hơn, siêu cấp hơn, trực quan hơn, đo lường chi tiết nhiều chi số hơn và sắp tới sẽ đưa hẳn V3 qua V4. Hiện tại, 2 bản này đang tồn tại song song nhau với người dùng cũ, các tài khoản Analytics mới hiện tại khi đăng ký xong sẽ được đưa thẳng đến bản V4 luôn.

Dài dòng vậy đủ rồi, Lộc sẽ hướng dẫn bạn thiết lập Google Analytics V4. Bản này khó thiết lập hơn 1 chút so với bản V3 tiền nhiệm và rất nhiều người mới, gồm người dùng cũ cũng không biết tìm mã theo dõi của Analytics V4 ở đâu.

Cách cài đặt Google Analytics V4 cho website WordPress

1. Cách thiết lập tài khoản Google Analytics V4

Đầu tiên, bạn truy cập đường dẫn analytics.google.com và đăng nhập bằng gmail dự án của bạn (trình duyệt đã đăng nhập gmail thì tự vào luôn) – Xong bấm BẮT ĐẦU ĐO LƯỜNG.

Cách thiết lập tài khoản Google Analytics V4

Bước 1: Tại mục (1) Thiết lập tài khoản – Nhập TÊN TÀI KHOẢN là tên dự án dễ nhận biết – Tích hết 4 dòng – Tiếp theo.

Cách thiết lập tài khoản Google Analytics V4

Bước 2: Tại mục (2) Thiết lập thuộc tính – Nhập TÊN THUỘC TÍNH là tên dự án luôn – Múi giờ báo cáo và Đơn vị tiền tệ chọn là Việt NamVND (website bạn ở làm thị trường nào thì nên chọn theo nước đó) – Tiếp theo.

Cách thiết lập tài khoản Google Analytics V4

Bước 3: Tại mục (3) Giới thiệu về doanh nghiệp của bạn thì bạn chọn Ngành, Quy mô, Ý định sử dụng tùy ý theo mong muốn thực tế – Xong bấm TẠO.

Cách thiết lập tài khoản Google Analytics V4

Bước 4: Lúc này sẽ hiện ra pop-up điều khoản, tích chọn Tôi chấp nhận… cả 2 ô ở trên và dưới – Xong bấm TÔI CHẤP NHẬN.

Cách thiết lập tài khoản Google Analytics V4

2. Cách tạo mã theo dõi Google Analytics (gtag.js)

Sau khi thiết lập tài khoản xong bước 4 ở trên, bạn có thể được chuyển thẳng tới bước 2 ở đây luôn, nếu đúng bạn bỏ qua bước 1, nếu lỡ thoát ra, hãy vô lại và thao tác theo bước 1 là được.

Bước 1: Nhìn góc dưới bên trái màn hình – Bấm vào Quản trị biểu tượng BÁNH RĂNG – Khung thứ 2 dòng thứ 4 có mục Luồng dữ liệu bạn bấm vào đó.

Cách tạo mã theo dõi Google Analytics (gtag.js)

Bước 2: Tại mục này bạn chọn là WEB để tracking cho website mình.

Cách tạo mã theo dõi Google Analytics (gtag.js)

Bước 3: Gõ doamincuaban.com vô URL trang web – Tên luồng cũng gõ “Tên website hoặc Tên dự án” của bạn – Bấm Tạo luồng

Cách tạo mã theo dõi Google Analytics (gtag.js)

Bước 4: Tại tab chính Hướng dẫn gắn thẻ và tab phụ Thêm thẻ trên trang mới – Chọn tab xổ xuống nằm trên Thẻ toàn trang web (gtag.js) bạn sẽ thấy mã theo dõi.

Cách tạo mã theo dõi Google Analytics (gtag.js)

Bước 5: Bấm vào biểu tượng sao chép để copy toàn bộ mã

Cách tạo mã theo dõi Google Analytics (gtag.js)

Cấu trục đoạn mã theo dõi dạng như bên dưới:

<!-- Global site tag (gtag.js) - Google Analytics -->
<script async src="https://www.googletagmanager.com/gtag/js?id=ID TÀI KHOẢN"></script>
<script>
  window.dataLayer = window.dataLayer || [];
  function gtag(){dataLayer.push(arguments);}
  gtag('js', new Date());

  gtag('config', 'ID TÀI KHOẢN');
</script>

ID TÀI KHOẢN chính là mã tài khoản Google Analytics của bạn. Nếu bạn sử dụng các plugin bổ trợ tracking Analytics, có thể sao chép ID này dán vô là được. Bên cạnh đó, khi kết nối các dịch vụ sinh thái của Google với Analytics, bạn có thể nhớ mã này để kết nối.

3. Cách cài đặt mã theo dõi Google Analytics cho website WordPress

Thông thường, hiện nay nhiều giao diện cho website WordPress đã có tích hợp sẵn mục thêm Script cho Header và Footer trong Theme. Nếu website bạn có, nó có thể nằm trong các phần Theme Option hoặc mục Tùy biến (Costomize) của Theme. Tìm các mục liên quan tới Header/Footer Scripts.

Nếu size của bạn chưa được tích hợp (khá hiếm) thì bạn cần cài plugin Header & Footer Scripts này bằng cách vào Plugin – Cài mới – Gõ từ khóa “Header & Footer Scripts” để cài và kích hoạt plugin này lên.

Hướng dẫn cách cài đặt Google Analytics cho website WordPress

Bạn hãy dán đoạn mã theo dõi đã sao chép bên trên từ Google Analytics vào mục Header Script và Lưu lại là xong.

Câu hỏi thường gặp về Google Analytics

Tôi có thể dùng song song bản Analytics V3 và V4 với nhau được không?

Được nhé. ID TÀI KHOẢN của bản V3 là U-NUMBER còn V4 là G-NUMBER. Nếu đang dùng V3, bạn phải bấm chuyển qua bản V4 tạo thêm Thuộc tính và Mã theo dõi của Analytics V4 bỏ vào Header Scripts, chạy song song 2 mã theo dõi luôn.

Tôi chuyển từ bản Analytics V3 qua V4 được không?

Được, bạn phải bấm chuyển qua bản V4 tạo thêm Thuộc tính và Mã theo dõi của Analytics V4 rồi bỏ vào Header Scripts thay cho mã V3 (xóa mã V3 đi). Khuyên bạn nên cho mã chạy song song trước để thu thập dữ liệu cùng nhau 1 thời gian ngắn rồi xóa mã V3.

Tôi có thể dùng plugin khác để đo lường truy cập vào website ngoài Analytics không?

Có, nhưng Google Analytics là tối ưu tốt nhất hiện tại về theo dõi, phân tích sâu và chi tiết. Bạn có thể cài thêm Jetpack để theo dõi traffic truy cập nội bộ website.

Xem thêm: Hướng dẫn thuê VPS giá rẻ và cài đặt WordPress trên VPS Vultr đơn giản

Kết luận

Google Analytics là một công cụ hữu ích và cần thiết cho bất kỳ quản trị viên website nào, bao gồm người làm SEO và các Marketer. Nó giúp bạn hiểu hơn về nhóm khách hàng truy cập vào website của bạn, gồm độ tuổi, giới tính, hành vi để bạn tối ưu nội dung phù hợp hơn cho đối tượng khách hàng của mình.

Vậy nên, không thể thiếu công cụ này nếu bạn đang sở hữu website, hãy thiết lập ngay để theo dõi website chi tiết nhất nhé.

Hi vọng qua bài viết này Lộc chia sẻ giúp các bạn mới am hiểu hơn về các lợi ích Google Analytics mang lại và cách thiết lập Google Analytics cho website WordPress được thuận tiện hơn.

Bạn có thể liên hệ với Lộc Nguyễn qua trang cá nhân hoặc để lại bình luận bên dưới để cùng thảo luận, mình sẽ giải đáp trong đa 12-24h, trừ khi mình bận sẽ lâu hơn

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT
Theo dõi
Thông báo về
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Chúng tôi muốn được nghe bình luận góp ý của bạnx