BLOG CHIA SẺ

Kết nối kiến thức

Cryptocurrency là gì? Vì sao tiền kỹ thuật số có sức ảnh hưởng về kinh tế tài chính

2020 lại sốt lên với từ khóa cryptocurrency và tiền mã hóa hay tiền kỹ thuật bởi sự nóng lên của Bitcoin và các đồng như ETH đang hồi giá trở về đỉnh và có xu hướng bức phá khiến cho các nhà đầu tư háo hức đón chờ…


Dù ra đời đã lâu, nhưng hoạt động của cryptocurrency đã tác động mạnh vào nền kinh tế thế giới. Khi mà từ sau cơn bùng nổ, đi đâu bạn cũng nghe Bitcoin, rồi những tranh luận về tiền ảo tăng đột biến dài hạn hay chỉ là bong bóng tức thời…

Trong bài viết trước nói về lịch sử hình thành tiền thì mình có nhắc đến loại số 7 đó là tiền mã hóa hay còn gọi tiền kỹ thuật số, chắc các bạn còn nhớ nếu đã xem qua.

Nếu bạn là người mới và đang quan tâm và muốn tìm hiểu về tiền mã hóa như (cryptocurrency) thì nội dung này hoàn toàn phù hợp cho bạn, bởi mình cũng từng là người mới nên có thể chia sẻ cho bạn góc nhìn về loại tiền đặc biệt này.

Mình sẽ tổng hợp những kiến thức căn bản như: “cryptocurrency là gì? bitcoin là gì? blockchain là gì? lịch sử ra đời của bitcoin?…” để các bạn hiểu rõ hơn về loại tiền mã hóa nay.

Mình biết, có rất nhiều người đang tham gia vào thị trường này vì lòng tham, bị lôi kéo, vì mục đích lợi nhuận và chỉ muốn kiếm thật nhiều tiền. Họ nghe từ người khác, thông tin phong phanh và lao vào theo chứ chả quan tâm đến ba cái kiến thức này làm gì.

Mình thật sự cho rằng, nếu bạn muốn nghiêm túc đầu tư dài hạn và có lợi nhuận thật sự về túi, tốt nhất hãy bỏ qua suy nghĩ của những kẻ ở trên đi. Vì chỉ khi có kiến thức, bạn mới biết mình đầu tư vào cái gì, tiềm năng như thế nào và nên đầu tư bao nhiêu là đủ.

Nếu bạn không có kiến thức trong thị trường này, tin mình đi, những kẻ có suy nghĩ ở trên sẽ tự loại mình ra khỏi thị trường này trong sớm chiều thôi, vì sẽ mất tiền dần dần.

Thị trường tài chính là nơi mà dòng tiền dịch chuyển liên tục từ túi người này qua túi người kia (vậy cho dễ hiểu hén), vậy nên nếu ai đó giỏi hơn bạn, tiền của bạn chảy về túi họ là điều hiển nhiên.

Nào, nếu bạn không muốn xảy ra điều đó thì bây giờ cùng mình tìm hiểu về cryptocurrency là gì mà nó lại vừa tiềm năng lại vừa nguy hiểm như vậy nhé! Có thêm kiến thức sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro cần thiết trong đầu tư.

Cryptocurrency là gì?

1. Khái niệm về Cryptocurrency

Cryptocurrency là một loại tiền tệ kỹ thuật số được mã hóa (gọi đơn giản là tiền mã hóa), sử dụng trong môi trường trao đổi riêng giống như các loại tiền tệ thông thường đang lưu thông trên thế giới là USD, EUR, VND,…

Thế nhưng cryprocurrency được tạo ra cho mục đích trao đổi thông tin số thông qua một quá trình mã hóa.

Chúng ta thường nghe và quen gọi cryptocurrency bằng nhiều cái tên thân mật là: “tiền ảo, tiền điện tử, tiền kỹ thuật số,…“. Nhưng cái tên chính xác của nó là “tiền mã hóa” theo ngôn ngữ Vietnamese. Còn tên gọi quốc tế của nó là “cryptocurrency“!

Mật mã học (hay mã hóa) được sử dụng để đảm bảo các giao dịch và kiểm soát việc tạo ra một loại đồng tiền mới.

Sự mã hoá của cryptocurrency đầu tiên được tạo ra chính là đồng Bitcoin (ký hiệu BTC) vào cuối năm 2008, và chính xác là từ 2009 nó bắt đầu lưu hành.

Đến hiện tại, đầu Quý 1 năm 2020, với sự phát triển của công nghệ trong thời đại kỷ nguyên công nghệ 4.0 thì đã có đến hơn 5000 loại cryptocurrency ra đời bởi các doanh nghiệp và tập đoàn, hệ thống ngân hàng trên thế giới.

Ngoài Bitcoin thì người ta gọi chung tất cả các cryptocurrency là altcoins.

Trong phân khúc cryptocurrency này cũng có 2 loại đó là:

  • Coin” phát triển trên nền tảng Blockchain 1.0
  • Token” mới ra đời nền tảng Blockchain 2.0 (Smart Contract ERC20).
  • Nền tảng Blockchain 3.0 được phát triển bởi ArcBlock đang từng bước hoàn thiện hơn cùng với sự phối hợp của CyberMiles.
Cryptocurrecy là gì?

Nói cho dễ hiểu thì cryptocurrency là điện, được chuyển hóa thành các dòng mã với giá trị tiền tệ. Nên cryptocurrency được gọi là tiền mã hóa.

Nếu bạn vẫn chưa hiểu thì mình sẽ giải thích kỹ hơn một chút.

Chẳng hạn thị trường bất động sản thì gồm có: “đất nền, nhà phố, chung cư, shophouse…“.

Còn thị trường chứng khoán thì gồm: “cổ phiếu, trái phiếu,…“, trong đó chẳng hạn cổ phiếu của các công ty lớn như “Google, Microsoft, Facebook,…“.

Cuối cùng, thị trường cryptocurrency tương tự như vậy, nó chẳng qua là một thuật ngữ chỉ một thị trường chung gồm có các loại tiền mã hóa như: “Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH), Litecoin (LTC), Ripple (XRP)…“.

Và thị trường cryptocurrency có điểm chung đó là các đồng tiền đều được xây dựng dựa trên công nghệ Blockchain như mình đề cập ở trên.

2. Sự độc lập của Cryptocurrency

Không giống như các hệ thống ngân hàng và hệ thống dự trữ liên bang tại các quốc gia, nơi chính phủ các nước có quyền kiểm soát giá trị đồng tiền của họ như đồng USD, EURO,… thông qua quá trình in tiền của chính phủ trong nước.

Riêng với cryptocurrency thì không thể, bởi nó là một hệ thống quản lý phân cấp, nguồn cung và giá trị của cryptocurrency được quản lý bởi chính người dùng.

=> Vậy cho nên, chính phủ hay các bên thứ 3 hoặc ngân hàng trung ương không thể kiểm soát và can thiệp được vào các giao thức mật mã được mã hóa phức tạp này vì chúng đã được phân quyền và mã hóa hoàn toàn.

Hầu hết, các giao thức mật mã được tạo ra để nhằm tránh rủi ro sản xuất thêm dòng tiền theo thời gian (như việc in tiền của chính phủ).

Chính vì thế mà cryptocurrency đã tạo nên một thị trường mới và Bitcoin là một thị trường chung, đặc biệt, độc lập, có giới hạn, không bị kiểm soát… khác hẳn với các loại tiền tệ quốc gia trên thế giới, nơi các tổ chức tài chính, chính phủ luôn có thể in ấn và tạo ra nhiều tiền hơn, gây lạm phát và mất giá.

Bitcoin là gì?

Như mình đã đề cập ở trên, giải thích đơn giản và dễ hiểu nhất thì Bitcoin là một thành viên trong một cộng đồng cryptocurrency rộng lớn vài ngàn thành viên. Vì Bitcoin ra đời đầu tiên, nên có thể coi như nó là anh cả của cả dòng họ cryptocurrency này.

=> Mình sẽ viết 1 bài phân tích về Bitcoin đầy đủ hơn ở phần kế.

Cryptocurrency sẽ tránh được in tiền, mất giá đồng tiền bởi vì mỗi loại tiền crypto được tạo ra trên nền tảng Blockchain đều có 1 giới hạn nhất định mà thôi (tương tự như mỏ vàng) bắt nguồn từ mã nguồn đầu tiên tới mã nguồn cuối cùng.

Nếu phát hiện phát sinh thêm chuỗi mã nguồn kế tiếp của đồng tiền crypto đó, nó sẽ lại tạo ra một đồng tiền mới mà không phải là Bitcoin, mà có thể là Bitcoin Red. Đó là lý do nó chỉ có một giới hạn nhất định mà không thể nào tạo thêm được.

Bitcoin sẽ chỉ đạt tới giới hạn của nó là 21 triệu đơn vị (21,000,000 BTC) và Bitcoin sẽ không bao giờ có hơn 21 triệu đồng. Một hệ thống thuật toán điện tử mã hóa được được tạo ra bởi Satoshi Nakamoto.

Xem giá trị và giới hạn của Bitcoin TẠI ĐÂY.

Hiện nay, theo cập nhật mới nhất vào 01/2020 đã có hơn 5000 loại cryptocurrency khác nhau tồn tại trên nền tảng Blockchain.

Tất cả cryptocurrency được duy trì bởi một cộng đồng khai thác (miner) tức là những người sở hữu máy đào coin và giao dịch (trader) cryptocurrency trên các sàn giao dịch.

Cryptocurrency hoạt động như thế nào?

1. Sự hình thành của cryptocurrency

Cryptocurrecy là gì? Tại sao nó lại có sức ảnh hưởng về kinh tế tài chính

Mã nguồn và công nghệ của cryptocurrency cực kỳ phức tạp, phải có kiến thức am hiểu về công nghệ và các thuật toán mới có thể hiểu được quá trình tạo nên và vận hành của nó.

Vì cryprocurrency được tạo ra bởi một quá trình giải mã thông tin các mật mã học (mã hóa). Mỗi một đơn vị được giải mã cho ra một đơn vị tiền mã hóa (crypto).

2. Các chức năng của cryptocurrency

Nói về chức năng của cryptocurrency mình sẽ lại dẫn chứng với Bitcoin (BTC), một loại cryptocurrency đang có giá trị lớn nhất trên thế giới.

  • Năm 2013, Bitcoin đã từng đạt tới ngưỡng hơn $1,200 kỷ lục khiến cả thế giới xuýt xoa.
  • Tháng 08/2017, Bitcoin đã lập một kỷ lục mới không thể nghĩ tới khi nó có giá trị trên $4,000, tính ra VNĐ thì nó đã vượt hơn 100 triệu VNĐ.
  • Tháng 12/2017, Bitcoin không dừng lại đó mà tiếp tục phá đỉnh mới hơn $18,200 USD, bạn có tin được không?
  • Cuối cùng, Bitcoin đã làm được một kỳ tích đáng nể khi nó vượt đỉnh cũ và chạm tới mốc gần $20,000, dù là bởi sự thao túng của cá mập thúc giá (những tay lắm tiền) những Bitcoin đã khẳng định tương lai của nó.

Chính ở giai đoạn đỉnh điểm đó, Bitcoin đã tạo nên kỷ lục kéo theo giá các altcoins khác bay theo. Thị trường cryptocurrency sôi động cực kỳ và cán mốc marketcap hơn 900 tỷ đô Trump ($900 Bil).

Sau đó Bitcoin ổn định dài hạn trong tầm giá từ 5000 đến hơn 8000 USD đến bây giờ. Để hiểu rõ hơn về cá mập và tâm lý FOMO mình sẽ có bài phân tích sau để các bạn hiểu.

Cryptocurrecy là gì?
Giá trị của Bitcoin được quy ước ra tiền mặt tương đương như vậy trong giao dịch.

Quyền sở hữu và lưu trữ cryptocurrency

1. Làm sao biết được quyền sở hữu loại cryptocurrency đó?

Như các loại tiền tệ khác, không có giấy tờ nào bảo rằng tài sản này thuộc sở hữu của bạn, nó có thể thuộc sở hữu của bạn khi và chỉ khi nó ở trong ví của bạn, dù là tài sản vay mượn, nhưng đã trong ví thì cứ tạm cho nó là của mình.

Các giao dịch cũng không chứng minh điều đó, bởi nó chỉ chứng minh được qua quá trình giao dịch trao đổi qua lại. Quyền sở hữu tiền được tự định đoạt ở mỗi người sở hữu nó mà thôi.

2. Lưu trữ cryptocurrency thế nào?

Cũng giống như tiền mặt thôi, tiền mặt thì bạn bỏ vào ví/bóp hay két sắt, ngân hàng thì cryptocurrency cũng có những ví điện tử riêng của nó như ngân hàng online, có ví offline như 1 cái két sắt mini để lưu trữ.

Trong đó, nền tảng ví Blockchain.com là ví lưu trữ đầu tiên và có công nghệ bảo mật độc lập tốt nhất, sau đó tiếp nối là nhiều loại ví lưu trữ tiền mã hóa ra đời.

3. Những loại ví nào lưu trữ cryptocurrency?

Một số loại ví như:

Ngoài các loại ví online mình kể trên thì chúng ta cũng có các loại ví offline nữa.

Có một loại ví an toàn nhất mà những người sở hữu nhiều tài sản cryptocurrency hay những đại gia trong ngành tiền mã hóa lưu trữ là ví cứng Ledger Nano S.

Ví cứng như là một cái két sắt bảo mật an toàn cho số tiền của bạn khi mà trên hệ thống online quá nguy hiểm và bạn có thể mất bất cứ lúc nào.

Gợi ý: Bạn có thể đăng ký một tài khoản Remitano, xác minh xong, kéo xuống cuối cùng mục GIỚI THIỆU có mục quà tặng sẽ được nhận mã giảm giá $10 + Freeship toàn cầu để mua ví Ledger Nano S (giá hiện tại $109) TẠI ĐÂY.

Ví Blockchain là gì?

Blockchain cũng như các loại ví khác, là một loại ví lưu trữ cryptocurrency của bạn.

Ngoài ra, ví Blockchain cũng là một quyển sổ cái ghi chép và lưu trữ thông tin tất cả các hoạt động giao dịch được thực hiện, cũng đồng thời xác nhận quyền sở hữu các đơn vị cryptocurrency tại bất cứ thời điểm nào hay ở bất cứ đâu.

Đặc biệt hơn là lượng lưu trữ của nó sẽ không có giới hạn, thoải mái.

Blockchain là một tổ chức trung gian giúp quản lý các giao dịch an toàn hơn, tránh các giao dịch gian lận xảy ra. Mỗi giao dịch có thể sẽ phải mất từ vài phút đến vài giờ tùy thuộc vào sức mạnh của máy chủ và giao thức xử lý tự động hoặc thủ công.

Hiện tại ví Blockchain có thể lưu trữ Bitcoin (BTC), Etherium (ETH), Bitcoin Cash (BCH) và 1 số loại khác.

Mỗi loại ví lưu trữ crypto sẽ hỗ trợ lưu trữ các loại tiền khác nhau, nhưng 3 loại trên là thông dụng nhất hầu như đều có.

Yếu điểm của công nghệ Blockchain 1.0?

Trích đoạn ở trên:

Mỗi giao dịch có thể sẽ phải mất từ vài phút đến vài giờ tùy thuộc vào sức mạnh của máy chủ và giao thức xử lý tự động hoặc thủ công.

Đây chính là một nhược điểm của Bitcoin (BTC) khi chạy trên nền tảng Blockchain 1.0 bởi tốc độ giao dịch khá chậm.

Mỗi đời Blockchain sẽ cải tiến tốc độ giao dịch nhanh hơn, đơn cử Ethereum (ETH) được tạo ra trên nền tảng Blockchain 2.0 với Smart Contract ERC20 hay ArcBlock (ABT) với nền tảng Blockchain 3.0 đã cho tốc độ giao dịch tối ưu hơn rất nhiều.

Tương lai thì bạn không phải lo mất hàng giờ cho 1 giao dịch, mà mỗi phút là hàng chục ngàn giao dịch, bởi các hình thức này sẽ được tích hợp vào E-Commerce.

Mô hình cryptocurrency hiện đại ngày nay

Bitcoin là đồng tiền cryptocurrency đầu tiên được công bố và nằm trong sách trắng (white paper) của Satoshi Nakamoto vào 2008. Đến năm 2009 thì Bitcoin được Satoshi Nakamoto cho ra đời và thực hiện khai thác cùng một nhóm người hỗ trợ (miner).

Cryptocurrency là gì?

Cho đến thời điểm cuối năm 2010, đã có hơn chục loại cryptocurrency nối đuôi theo ra đời, trong đó có Litecoin (LTC) được xem như là một phiên bản mới thay thế cho Bitcoin.

Tiếp nối thành công của Bitcoin thì Litecoin hiện đã từng có mức giá $100/LTC, tức hơn 2 triệu VNĐ, hiện tại LTC đang ổn định ở chừng giá hơn $60/LTC do biến động thị trường chung.

Đến cuối năm 2012 thì WordPress là công ty đầu tiên chấp nhận giao dịch thanh toán bằng Bitcoin, sau đó tới các công ty như Newegg.com, Expedia và trong đó có cả tập đoàn Microsoft.

Mặc dù tồn tại nhiều loại crytocurrency nhưng Bitcoin lại được sử dụng nhiều nhất và nhân rộng bởi nó cung cấp tính thanh khoản linh hoạt nhất trong các loại cryptocurrency.

Đến năm 2017 thì Ethereum (ETH) được xem là Bitcoin tiềm năng thứ 2 trên thế giới với tốc độ tăng trưởng 400 lần.

Hiện tại Ethereum đang dao động ở mức tiềm năng ~$150, khoảng hơn 3 triệu VNĐ và đã từng có thời điểm cuối 2017 giá của ETH vượt gần $1,400/ETH, cũng do biến động thị trường chung.

Ưu và nhược của cryptocurrency

1. Ưu điểm của cryptocurrency

• Có giá trị vì tính khan hiếm như vàng.

Hầu hết các loại cryptocurrency đều có giới hạn, nên nó có sự khan hiếm theo thời gian.

Mã nguồn ngay từ đầu được khai thác đã quy định rằng sẽ có bao nhiêu đơn vị được phát hành tính từ đầu nguồn đến cuối nguồn (mã đầu tiên tới mã cuối cùng). Vậy nên nó giống như kim loại quý, sẽ hạn chế được sự lạm phát gây mất giá tiền tệ.

Và nó cho thấy một điều, cryptocurrency càng trữ lâu càng có lợi, đầu tư thì sinh lãi kép như lịch sử năm 2017 làm nên một biến động kinh khủng.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các loại hình đầu tư trade coin cho cryptocurrency thì tham khảo thêm các bài viết mình đã tổng hợp lại 1 số sàn trade coin tiềm năng để kiếm tiền theo ngày hoặc dài hạn.

• Hạn chế độc quyền về tiền tệ của chính phủ

Cryptocurrency là một loại tiền tệ trao đổi ngoài sự kiểm soát của chính phủ, các ngân hàng hay các tổ chức tài chính. Điều này gây nên sức hấp dẫn đáng có đối với những ai có hi vọng được nới lỏng định lượng và các hình thức khác.

• Cộng đồng cùng giám sát nhau

Cryptocurrency là gì?

Việc khai thác mỏ đào Bitcoin hay các loại cryptocurrency khác là một cơ chế quản lý chất lượng. Mọi người đều nhận được lợi và thù lao từ việc khai thác của mình. Đảm bảo tính toàn vẹn của hệ thống và giá trị của tiền tệ.

Những người khai thác coin này được gọi là miner (thợ mỏ).

• Bảo mật thông tin

Bảo mật luôn là mối quan tâm hàng đầu của tất cả mọi người khi sử dụng và sở hữu tiền tệ, nhất là đối với cryptocurrency, người sử dụng nó sẽ chỉ sử dụng bút danh và không kết nối với bất kỳ thông tin nào liên quan đến tài khoản hay dữ liệu cá nhân.

Đó cũng là lý do mà xuyên suốt trong năm 2017-2018 các bạn luôn thấy tin các tổ chức lớn tích hợp công nghệ Blockchain vào hệ thống quản lý doanh nghiệp để đảm bảo sự riêng tư, bảo mật an toàn…

• Không lo bị kiểm soát tài chính

Chính phủ có thể dễ dàng thực hiện việc đóng băng tài khoản của một cá nhân hay doanh nghiệp nào đó, hoặc đảo ngược các giao dịch của đồng tiện nội địa tại quốc gia đó.

Với cryptocurrency, việc đó là hoàn toàn không thể vì thông tin của giao dịch được lưu trữ trong hệ thống máy tính ở khắp mọi nơi trên thế giới.

• Tiết kiệm chi phí giao dịch & bảo mật hiệu quả

Các Private Key trong Wallet sẽ giải quyết được các vấn đề gian lận chi tiêu, đảm bảo nó sẽ không bị lạm dụng vào các hoạt động bất chính.

Đồng thời tính năng bảo mật hoàn hảo này giúp loại bỏ các khâu quản lý xử lý thanh toán trung gian như Visa, Paypal, Payoneer…

Khi loại bỏ được khâu trung gian này giúp người dùng tiết kiệm các chi phí rất nhiều. Họ chỉ mất dưới 1% giá trị giao dịch, so với 1,5-3% như Paypal.

• Giao dịch linh hoạt khắp mọi nơi trên toàn cầu

Cryptocurrency là gì?

Tiết kiệm được tất cả chi phí chuyển tiền đi ngoại quốc từ 10-15%, bao gồm phí chuyển đổi ngoại tệ.

Người dùng sẽ có thể chỉ cần 1 cái smartphone/laptop để thao tác chuyển tiền khi khắp tất cả mọi nơi mà không cần phải đi đâu xa, chuyển tiền nội địa và ngoại địa là như nhau.

Bạn cũng sẽ không còn phải đợi xác nhận giao dịch với mức phí lên tới 15%, một trong những điều gây đau đầu nhất của các doanh nghiệp hay các ông bố bà mẹ chuyển tiền cho con du học ở nước ngoài.

2. Nhược điểm của cryptocurency

• Tạo điều kiện cho thị trường chợ đen hoạt động

Có nhiều lượng giao dịch trực tuyến bằng Bitcoin và nhiều loại cryptocurrency thông qua thị trường chợ đen để hoạt động bất hợp pháp. Chính phủ không thể kiểm soát được.

Ví dụ 1: Thị trường chợ đen Silk Road chuyên sử dụng Bitcoin vào các hoạt động mua bán ma túy bất hợp pháp, tuy nhiên thì sau một thời gian người sáng lập của Silk Road cũng đã bị bắt.

Ví dụ 2: Một số doanh nghiệp kinh doanh phi pháp, tổ chức xã hội đen… họ sẽ lợi dụng để rửa tiền thông qua cryptocurrency

• Mất dữ liệu

Cryptocurrency có mã hóa bảo mật cực kỳ tốt, nhiều người cho rằng nó có thể thay thế tiền mặt, giao thức của nó là bất khả xâm phạm và an toàn khi lưu trữ trên đám mây (cloud) và các thiết bị lưu trữ chuyên dụng.

Cryptocurrency là gì?

Tuy nhiên, nếu bạn không có kiến thức trong việc bảo mật thì nó lại trở thành rủi ro khá lớn. Ngay cả khi lưu trữ trên đám mây vẫn có thể dẫn tới tình trạng hỏng máy chủ và ngắt kết nối mạng toàn cầu như ở Trung Quốc.

Các rủi ro về mạng công cộng kém an toàn, tạo điều kiện cho các hacker. Nếu bạn quản lý tiền trên thiết bị di động, hãy sử dụng 3G/4G thay cho wifi công cộng.

Ví dụ: Wifi tại các quán cafe, quán ăn, khu thương mại có thể là một rủi ro lớn khi các hacker luôn nhắm vào đó để xem có các giao dịch chuyển tiền hay không để chiếm quyền sở hữu. Trong lúc bạn đang chuyển tiền đi thì thay vì tiền từ ví A của bạn tới ví mục tiêu B thì hacker sẽ lái nó sang ví C của họ.

• Trốn thuế

Cryptocurrency ở nhiều quốc gia không được công nhận là một loại tiền tệ hợp pháp, do đó nó không được quản lý bởi bất cứ cơ quan tài chính nào nên thu hút được các hoạt động trốn thuế.

Các doanh nghiệp có thể thanh toán tiền lương cho nhân viên bằng Bitcoin hay giao dịch với các nhà cung cấp bằng Bitcoin.

• Biến động giá

Nhiều loại cryptocurrency dễ dàng bị thao túng bởi những người có khả năng kiểm soát nguồn cung, làm cho chúng dễ dàng bị biến động giá.

Điều này giống như một số đồng coin mới ra đời sẽ dễ dàng bị làm giá lên cao ngất ngưỡng rồi lại rớt một cách thảm hại, có người ăn được rỏ to, có người trắng tay.

• Khó thanh khoản 100% (hiện tại đã được)

Cryptocurrency là gì?

Chỉ những loại cryptocurrency phổ biến có giá trị vốn hóa cao, thị trường lớn mới có khả năng thanh khoản và được chấp nhận thanh toán, giao dịch và quy đổi ra tiền mặt nhanh chóng.

Những loại không phổ biến hay không có sàn giao dịch thì khó có thể chuyển đổi, hoặc phải chuyển sang một loại cryptocurrency phổ biến như Bitcoin, Ethereum. Bitcoin Cash, USDT rồi mới chuyển sang tiền mặt được, với điều kiện đồng phổ biến đó có chấp nhận chuyển đổi.

Tuy nhiên, hiện nay điều đó có thể dễ dàng thực hiện được thông qua các sàn trade như Binance, Huobi, OKEx,…

Cụ thể, bạn chỉ việc lên Coinmarketcap kiểm tra xem đồng đó đã được list trên sàn nào rồi, chỉ việc vô sàn đó trade sang BTC/ETH/USDT rồi lên Remitano bán ra VNĐ là xong, không phải lăn tăn nữa, 99% đều có thể thanh khoản qua đồng chính.

• Khó hoàn trả

Các sàn đầu tư, những người khai thác làm trung gian xử lý giao dịch nhưng họ không có nghĩa vụ phân xử các tranh chấp trong giao dịch. Nếu bạn bị lừa, bị scam mất tiền vì bạn chủ động tin tưởng và giao dịch thì sẽ không có ai đứng ra xử lý cho bạn.

Hiện nay cũng có rất nhiều người bị lừa bởi sự thiếu cảnh giác và thích lợi nhuận cao…

Ngược lại thì các bên thứ 3 như Visa, Paypal, Payoneer lại có thể đứng ra giúp khách hàng giải quyết các vấn đề trên. Chính sách của họ chống lại các hành vị gian lận, đóng băng tài khoản đã nhận tiền của bạn lại.

Hi vọng qua bài viết Cryptocurrency là gì? Vì sao tiền kỹ thuật số có sức ảnh hưởng về kinh tế tài chính này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bản chất cũng như cách hoạt động của tiền mã hóa.

Hấp thu kiến thức nhiều hơn sẽ giúp bạn tránh được những kẻ gian có ý đồ lừa đảo trong các hoạt động đầu tư. Nhất là thị trường tiềm năng, giá trị lớn như thị trường tiền mã hóa này.

Bạn có thể liên hệ với Lộc Nguyễn qua trang cá nhân hoặc để lại bình luận bên dưới để cùng thảo luận, mình sẽ giải đáp trong đa 12-24h, trừ khi mình bận sẽ lâu hơn xíu.

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT
Theo dõi
Thông báo về
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Bình luận
Bỏ phiếu nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Chúng tôi muốn được nghe bình luận góp ý của bạnx