Đối với những bạn mới bước chân vào xây dựng nội dung thì “SEO là gì?” thường là câu hỏi quen thuộc. Với mục tiêu “Làm sao để SEO tốt” và “trở thành SEOer chất lượng” lại là một chặng đường mà bạn làm SEO luôn mong muốn hướng tới…
SEO là một từ khá quen thuộc với nhiều người chuyên về lĩnh vực xây dựng nội dung (build content) cho website để leo TOP trên Google SERP. Tuy nhiên, với những người mới bước chân vào lĩnh vực này thì SEO là gì? chính là một câu hỏi lớn.
Cách đây vài năm trước, mình cũng như các bạn bây giờ, cũng thắc mắc về 3 chữ “SEO là gì?” rồi khi đã biết về nó thì lúc này lại đặt ra thêm câu hỏi “Làm sao để SEO tốt?” hay “Làm sao để lên TOP Google?“.
Và mình đã phải tự học thông qua việc nghiên cứu từ Google đến Youtube và đã có cả 1 quá trình tự học tự làm.
Từ đó mình biết rõ hơn về SEO, đó là phải bắt đầu từ việc nghiên cứu từ khóa, viết content có chứa từ khóa, bố cục nội dung và phải để nội dung đi vào lòng người đọc.
Tuy nhiên, việc bắt đầu làm trước tiên đó là phải spy và mix nội dung suốt 1 thời gian để học hỏi, để có trải nghiệm và năng tầm cũng như kỹ năng tốt hơn.
Sau hơn 3 tháng cuối cùng cũng đã có những thành quả nhỏ bé và sau 1 năm mình đã có được 1 số thành quả nhất định để chia sẽ cho các bạn.
SEO không hề dễ, cũng có thể nói là khá khó và có nhiều ngôn từ chuyên môn. Trước tiên, bạn phải có được 1 website để am hiểu một chút về nó như: “website có những gì, những gì có thể SEO được trong website,…“, việc đó giúp bạn dễ tối ưu cho website hơn trên thứ hạng tìm kiếm. Kết hợp với những điều ở trên.
SEO (Search Engine Optimization)
Để website của bạn có giá trị thì kỹ năng SEO của bạn phải tốt. SEO đóng góp một vai trò trung gian cực quan trọng để người khác biết đến doanh nghiệp của bạn thông qua các bộ máy tìm kiếm (SERPs).
SEO là gì – Làm sao để SEO tốt và trở thành SEOer chất lượng
I. SEO là gì?
Hiểu theo nghĩa phổ biến nhất thì SEO (Search Engine Optimization) tức là tối ưu hóa từ khóa trên các bộ máy tìm kiếm.
Còn với những người sử dụng (cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp,…) thì SEO là một kênh tiếp thị số (Digital Marketing Chanel) trên các bộ máy tìm kiếm (SERPs).
II. SERP là gì?
1. Định nghĩa về SERP
SERP (Search Engine Results Page) dùng để chỉ những trang kết quả được các bộ máy tìm kiếm (Google, Yahoo, Bing…) trả về khi một ai đó thực hiện một truy vấn tìm kiếm tới các bộ máy tìm kiếm này.
2. Có bao nhiêu bộ máy tình kiếm?
Hiện nay chúng ta có 3 công cụ tìm kiếm (Search Engine) phổ biến nhất đó là:
- Google Search của Google (thông dụng và phổ biến nhất thế giới)
- Bing Search của Microsoft (thông dụng thứ 2 sau Google)
- Yahoo Search của Yahoo (dùng kết quả của Bing từ 2012, ít phổ biến)
Bên cạnh đó, còn có thêm công cụ tìm kiếm từ Cốc Cốc nhưng cũng tham chiếu theo kết quả của Google vì họ sử dụng nền tảng của ông lớn Google.
III. Sứ mệnh của Google và người làm SEO là gì?
1. Tổng quan về Google Search và sứ mệnh của Google
Dựa vào các số liệu thống kê gần đây nhất, có thể dễ dàng nhận thấy được tiềm năng phát triển của công cụ tìm kiếm Google Search là phổ biến nhất trên thế giới. Vừa qua 09/2018 Google vừa kỷ niệm 20 năm và họ đang là công cụ tìm kiếm mạnh nhất thế giới.
Google Search Box là 1 trong những công cụ miễn phí cung cấp cho người dùng tìm kiếm nhu cầu hiệu quả và tốt nhất hiện nay. Google đã tạo ra được một thế giới thông tin toàn cầu.
Bất kỳ ai có nhu cầu gì cũng sẽ lên Google tìm kiếm, cứ cái gì không biết cũng cứ hỏi Google là sẽ ra hàng tá đáp án trả về.
Vậy nên, để giúp nội dung được hiển thị trong trang nhất, phù hợp với kết quả người dùng cần thì bạn phải hiểu được chính xác nhất “việc làm SEO cho website là làm gì” và “nên làm SEO thế nào cho hiệu quả“, chúng ta sẽ xem một chút về sứ mệnh của Google đã nhé.
Sắp xếp thông tin và bảo đảm mang lại giá trị tìm kiếm tốt nhất cho tất cả người dùng.
2. Sứ mệnh của người làm SEO
Thông qua sứ mệnh của Google thì khi bất kỳ một ai đó search trên Google để tìm kiếm một giá trị nào đó thì lúc đó họ đang truy vấn tìm kiếm nhu cầu của mình để mong nhận được kết quả trả về giải đáp đúng nhu cầu.
Cụ thể hơn, dựa vào điều trên, người làm SEO sẽ thu thập dữ liệu về nhu cầu tìm kiếm của người dùng từ việc họ tra cứu Google, sau đó người làm SEO sẽ xây dựng nội dung hướng đến đúng nhu cầu tìm kiếm của người dùng tiềm năng liên quan đến sản phẩm/dịch vụ họ cung cấp.
Cho nên đứng dưới góc nhìn của một người làm SEO, có 2 việc bạn phải đảm làm:
- Thứ nhất bạn phải bảo đảm được là nội dung của mình có chiều sâu để đáp ứng đúng và đủ nhu cầu cho người dùng.
- Thứ hai là nghiên cứu từ khóa và dùng đúng từ khóa cũng như phân bổ từ khóa hợp lý để tối ưu được nội dung đó trên TOP. Nếu bạn đáp ứng được đúng nhu cầu tối ưu của Google và nhu cầu tìm kiếm của người dùng, bạn thành công.
Bạn muốn trở thành SEOer chất lượng thì bạn phải biết hướng đến người dùng của Google. Khách hàng của Google cũng là khách hàng của chính bạn. Như vậy để làm SEO tốt thì bạn phải đáp đứng được cả tiêu chí của Google và khách hàng của mình.
3. Lưu ý dành cho SEOer
Có nhiều bạn mới bắt đầu làm SEO được nhiều người hướng dẫn cách làm Black Hat cực nguy hiểm.
Nếu bạn đã từng nghĩ rằng khi làm SEO là chỉ cần rank cho website leo lên được ở vị trí nằm trong top 1-10 kết quả tìm kiếm bằng cách đi spam hàng loạt link trên các diễn đàn, website khác,… để có lượng backlinks khủng đổ về là bạn SEO thành công thì hãy quên quan điểm cũ kỹ đó đi nhé.
Hiện nay, bộ máy AI của Google ngày càng trở nên rất thông minh và khắt khe trong việc chấp thuận một hành vi hoặc nội dung được index lên bộ máy tìm kiếm của họ. Các AI sẽ quét qua nội dung của bạn và chỉ chấp thuận hành vi đúng và đào thải những hành vi sai trái.
Vậy nên đừng dại xài những chiu đã quá lỗi thời vào thời đại này.
Bạn có thể dễ dàng cho website của mình được index với Google nhanh chóng bằng các thủ thuật, tuy nhiên hãy nhớ AI của Google ngày 1 thông minh hơn.
Nếu bạn vẫn cố tình vi phạm vào các điều khoản của Google đã nêu và site bạn không cung cấp được giá trị thực tế hướng đến người tiêu dùng hoặc đi link sai đối tượng chính thì hiển nhiên việc Google đào thải nhanh chóng website của bạn là việc không tránh khỏi.
Nếu bạn có những vi phạm tái diễn hoặc vi phạm mức nặng thì đừng mong được Google nương tay cho trở lại, website sẽ bị banned vĩnh viễn, bạn chắc chắn phải bỏ luôn tên miền (domain) đó và mọi công sức xây dựng đã từng làm sẽ tiêu tan.
IV. Làm sao để SEO tốt
Để có thể làm SEO tốt và trở thành SEOer chất lượng đúng nghĩa, bạn sẽ cần phải quên đi việc dùng thủ thuật như nêu trên và hãy làm thật tốt những bước dưới đây:
1. Nghiên cứu sản phẩm/dịch vụ của bạn
Trước tiên,hiển nhiên bạn cần phải thật sự hiểu rõ sản phẩm/dịch vụ bạn đang cung cấp. Sản phẩm/dịch vụ của bạn thuộc “lĩnh vực gì” và “thị trường tiềm năng nào” bạn sẽ hướng sản phẩm/dịch vụ tới đó?
Ví dụ: Bạn chuyên cung cấp những sản phẩm đắt tiền như thời trang, túi xách, phụ kiện, nước hoa hàng hiệu ngoại nhập. Những sản phẩm này dành cho phụ nữ có tiền. Mặt hàng này sẽ được nhập và phân phối tại khu vực các TPHCM và bán toàn quốc.
Lúc này, bạn cần phải đặt ra những câu hỏi như: “Sản phẩm/dịch vụ này đáp ứng được những nhu cầu gì của người dùng?“.
Sau đó tự trả lời câu hỏi trên: “Sản phẩm/dịch vụ này sẽ đáp ứng nhu cầu trưng diện, làm đẹp và thể hiện bản thân của các quý cô. Ngoài ra còn dùng làm quà tặng đối tác, mối quan hệ thượng lưu…“.
Khi nghiên cứu kĩ về sản phẩm, bạn sẽ hiểu được khách hàng tiềm năng của mình như:
- Họ là ai? (Giới tính, độ tuổi, công việc,…)
- Họ cần gì? (sở thích, hành vi)
- Họ ở đâu? (khu vực sinh sống)
- Họ thuộc nhóm khách hàng gì? (khó/dễ tính)
- …
=> Tất cả tóm gọn lại gọi là thấu hiểu khách hàng trước khi bán hàng sẽ giúp bạn có ý tưởng làm marketing, viết nội dung, SEO được tốt hơn.
2. Nghiên cứu khách hàng
Từ phần ví dụ ở trên, bạn có thể thấy vì là sản phẩm đắt tiền nên nó có thể chỉ phù hợp với khách hàng trung lưu hoặc thượng lưu trở lên mà thôi. Với nhóm đối tượng này hẳn là họ không còn trẻ nữa, họ đã có thu nhập và nhất là ngoài 25 tuổi trở lên.
Nếu có lớp trẻ dưới 25 tuổi thì thường họ là con cái có của ăn của để có sẵn của gia đình, nhóm đối tượng này cũng không nhiều lắm, vậy nên hãy tập trung vào chính xác đối tượng của bạn để tạo kết quả tốt nhất.
Hãy tạo ra Audient Insight khách hàng của bạn trước.
Nghiên cứu khách hàng là một trong những bước quan trọng trước khi làm mọi việc
Bên cạnh đó, họ cũng có nhu cầu chéo với các món hàng thời thượng đắt tiền khác, như mua xe hơi, đi spa, thẩm mỹ viện, mua đất, mua nhà cửa,… bạn không nên bỏ qua bước này.
Từ những nghiên cứu về người dùng của bạn, dựa trên chính những đặc điểm về sản phẩm mà bạn đã phân tích trước đó, bạn sẽ hình dung được những kênh (chanel) mà bạn có thể truyền thông hiệu quả, đối tượng đó sẽ quan tâm đến nội dung dạng gì.
Sau đó hãy tận dụng chất xám để xây dựng bài viết cho sản phẩm thật hiệu quả trước khi đăng tải.
Xem thêm: Nhận diện 11 loại khách hàng này giúp tăng hiệu quả bán hàng
3. Nghiên cứu từ khóa (Keyword Research)
Khi nhắc đến SEO, hay làm bất cứ lĩnh vực nào liên quan đến Digital Marketing thì bạn sẽ thuờng nghe 2 chữ “từ khóa” hay còn gọi là “keyword”.
Trước khi đề cập đến phần này, tôi phải đề cập trước tới 2 phần trên là nghiên cứu sản phẩm và nghiên cứu khách hàng rồi mới đến nghiên cứu từ khóa, tại sao?
Lý do là các bạn cần phải hiểu rằng:
Một từ khóa chất lượng là từ khóa đại diện cho nhu cầu tìm kiếm thực tế của người dùng.
Nghiên cứu từ khóa giúp bạn dễ tìm kiếm tới nhu cầu của khách hàng tốt hơn
Một khi bạn đã hiểu về sản phẩm/dịch vụ của mình và người dùng họ quan tâm gì đến sản phẩm/dịch vụ này của bạn thì bạn sẽ dễ dàng chọn được từ khóa đúng mục đích hơn.
Ngày xưa là xu hướng của từ khóa ngắn, tuy nhiên từ khóa ngắn sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu của người dùng và nó chỉ dành cho các thương hiệu lớn như các sàn thương mại điện tử (TMĐT): Lazada, Shopee, Sendo, Tiki… bởi họ có tiền chi cho Google Ads.
Còn ngày nay chúng ta sẽ chỉ chọn những từ khóa dài (hay còn gọi là Long Tail keyword), bởi vì chúng sẽ nêu đủ nhu cầu của một người dùng hơn.
Ví dụ: Nếu bạn có nhu cầu mua một đôi giày cao gót nữ, có thể bạn sẽ gõ từ khóa “giày cao gót” hoặc “giày cao gót nữ” lên Google tìm, tuy nhiên nó chưa đủ nhu cầu của bạn và có rất nhiều kết quả hiển thị khiến bạn khó lựa chọn.
Ngày nay người tiêu dùng thông thái hơn, khi tìm kiếm một thứ gì đó thường họ sẽ gõ đủ nhu cầu mình cần như một số gợi ý dưới này:
- Nơi bán giày cao gót uy tín ở Sài Gòn
- Mua giày cao gót đẹp giá rẻ ở đâu?
- Giày cao gót chanel chính hàng ở đà nẵng
- Giày cao gót 12cm dự tiệc với đầm dạ hội
- Cách mang giày cao gót không bị đau gót chân
- …
Và bạn thấy đó, có rất nhiều nhu cầu xoay quanh giày cao gót mà nếu cần truy vấn thông tin họ sẽ gõ đầy đủ để kiếm chứ không đơn thuần 2-3 chữ nữa.
Như vậy, bạn có thể thấy là nếu bạn có thể đáp ứng được lượng nhu cầu với những từ khóa dài này cùng với sản phẩm của bạn thì bạn sẽ dễ tiếp cận với khách hàng của mình qua công cụ tìm kiếm và dễ dàng bán hàng hơn, tăng doanh thu hiệu quả hơn.
Cùng với sự hỗ trợ mạnh mẽ của các công cụ nghiên cứu từ khóa như Google Trends, Google Suggestion, Keyword Planner, KWFinder…) bạn sẽ biết cách chọn những từ khóa thật phù hợp (cạnh tranh thấp, lưu lượng tìm kiếm cao => doanh thu lớn).
Ngoài ra bạn có thể sử dụng các mức đo lường khi tìm kiếm từ khóa như: Mức độ cạnh tranh, lượng tìm kiếm, độ ưu tiên của chiến dịch… để sàn lọc từ khóa tốt khi làm SEO.
Xem thêm: Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa với KWFinder để tối ưu SEO hiệu quả
4. SEO Onpage – Tối ưu nội dung Onpage
Đừng ở trên TOP khi mà đứng ở đó mà không ra tiền.
Có một vấn đề thế này mà ở trên mình có nói đến, khi bạn làm đủ mọi cách để website của bạn đã ở TOP 1 – 10 do sử dụng thủ thuật nào đó như spam link (Black Hat)
Nhưng rồi bạn sẽ cảm thấy thật sai lầm, khi đứng ở TOP mà lại không có lấy 1 tỉ lệ chuyển đổi nào từ khách hàng truy cập, không có lấy được đơn hàng kỳ vọng nào ra.
Thật tồi tệ, cảm giác trên ngai vàng như bù nhìn. Mình đảm bảo, bạn cũng sẽ chán nản, bạn cũng không nhận ra được mình đã làm sai ở đâu bởi bạn sai từ bước đầu, từ tư duy.
Lời khuyên chân thành của mình lúc này là bạn hãy xem lại từng nội dung onpage trên site của bạn, hãy nghiên cứu và tối ưu lại từ khóa quan trọng, tối ưu URL, hình ảnh/video đẹp nhẹ, viết nội dung lại thật chất và có chiều sâu là cực kì cần thiết để người dùng cảm nhận được giá trị trong bài viết của bạn.
Một quy trình của SEO Onpage
Như vậy, không có nghĩa là khi tối ưu Onpage lại không ảnh hưởng đến xếp hạng ở trên Google, không những nó có ảnh hưởng mà nó còn quyết định khá nhiều đến việc website của bạn có thân thiện với các tiêu chí tìm kiếm của Google hay không.
Xem thêm: Công thức 7 bước tạo nên một trang bán hàng hiệu quả vượt trội
5. Xây dựng quy trình SEO Offpage hiệu quả
SEO Offpage là bước ảnh hưởng vị trí thứ hạng site của bạn mạnh mẽ nhất nếu như bạn làm SEO đúng cách và SEO chất lượng. Ngược lại, cũng như phía trên mình đã đề cập, điều này sẽ giết chết site bạn nhanh nhất như dùng thủ thuật Black Hat.
Những thủ thuật này thường là do những vi phạm về spam link khắp nơi nhưng không đúng đối tượng, đi link không tốt, đặt link ở những website bị cấm và Google sẽ trảm bạn thẳng tay không thương tiếc.
Một công trình của SEO Offpage
Đây sẽ là bước quan trọng mà bạn cần chọn những kênh blog, diễn đàn (forum), mạng xã hội (social network), các nhóm (group)… và nhiều kênh khác để đi link và đăng bài.
Cụ thể hơn thì việc của bạn sẽ xây dựng các kênh phân phối nội dung và đăng nội dung chất lượng lên những nơi đó nhằm mục đích chính là dẫn đối tượng ở đó về website của bạn.
Google cũng sẽ theo dõi và tìm đến website của bạn,… mà vẫn bảo đảm rằng bạn không vi phạm luật của Google và luật của chính kênh chủ đó.
Việc lựa chọn những kênh này phụ thuộc rất quan trọng vào phần Tìm hiểu sản phẩm/dịch vụ và phần Tìm hiểu người dùng ở phần đầu tiên.
Bạn phải thật sự đầu tư kỹ vào 2 phần này để chuẩn hóa đối tượng của bạn, nó còn dùng cho mục đích sử dụng Facebook Ads nếu bạn có chạy quảng cáo trên Facebook.
Nghĩa là nếu bạn bán đồ thời trang nữ, hãy vào những group hay diễn đàn có nhiều nữ giới, hội các bà mẹ, phụ nữ tâm sự,… để chia sẻ.
Nếu bạn bán đồ cho trẻ thì vào các kênh mẹ bỉm sữa, mới sinh con, đã có con,… để đi link thì mới gọi là phù hợp, chuẩn đối tượng, đúng target.
Google sẽ hoan nghênh nội dung target chuẩn.
6. Hiểu về các thuật ngữ SEO và SEM
Những thuật ngữ SEO và SEM cho người mới bắt đầu làm SEO là cẩm nang phân tích thuật ngữ cho những người mới bắt đầu nghiên cứu và tìm hiểu về SEO khá quan trọng.
Xem thêm: Những thuật ngữ SEO và SEM cho người mới bắt đầu làm SEO.
Như vậy tất cả nội dung ở trên mình chia sẽ là những kiến thức SEO căn bản nhất mà bản thân mình đã từng trải qua khi bước vào lĩnh vực SEO này.
Dù bạn có SEO chưa đủ lâu hay gọi là chuyên nghiệp, nhưng qua những lần update kiến thức, Google cập nhật thuật toán mới, có những thông báo mới, tự nghiên cứu học hỏi và qua sự chia sẻ, quan sát cách làm của các bậc tiền bối là anh/chị SEOer có thâm niên gọi là PRO mà mình học được từ đó mình tự đút rút ra được những cách làm sao để SEO tốt.
Hi vọng qua bài viết cơ bản mở đầu này sẽ giúp các bạn giải đáp được thắc mắc SEO là gì và làm sao để SEO tốt, bên cạnh đó giúp bạn có cái nhìn tổng quan tốt về SEO và cách trở thành một SEOer chất lượng.
Ở những phần sau mình sẽ phân tích chi tiết và đi sâu hơn vào từng phần SEO Onpage và SEO Offpage. Nếu bạn làm tốt SEO, nó sẽ giúp bạn đem về rất nhiều doanh số cho doanh nghiệp của bạn.
Bạn có thể liên hệ với Lộc Nguyễn qua trang cá nhân hoặc để lại bình luận bên dưới để cùng thảo luận, mình sẽ giải đáp trong đa 12-24h, trừ khi mình bận sẽ lâu hơn xíu.