BLOG CHIA SẺ

Kết nối kiến thức

Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa với KWFinder để tối ưu SEO hiệu quả

Nghiên cứu từ khóa với KWFinder để giúp bạn tối ưu SEO hiệu quả sẽ được mình tổng hợp toàn tập tại bài viết này. Nếu bạn mới bắt đầu học SEO và làm SEO thì hãy tận dụng những công cụ nghiên cứu từ khóa như KWFinder để phát triển ý tưởng!


Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa với KWFinder để tối ưu nội dung và SEO hiệu quả dành cho người mới

Trước khi bắt tay vào xây dựng nội dung website, các bạn thường nghe nói đến việc đầu tiên là “nghiên cứu từ khóa” và sau đó là “sử dụng từ khóa” hợp lý vào nội dung.

Tất nhiên đó là cả một quá trình xây dựng nội dung và làm SEO để đưa nội dung chạm đến nhu cầu và trái tim khách hàng.

Nếu bạn còn mơ hồ về SEO thì trước tiên chúng ta cần giải quyết những vấn đề như: “SEO là gì? – Keyword là gì? – Tại sao phải nghiên cứu từ khóa? – Làm sao nhận biết được từ khóa hiệu quả?“.

Bạn nên xem qua SEO là gì – Làm sao để SEO tốt và trở thành SEOer chất lượng trước rồi bắt đầu tìm hiểu về công cụ KWFinder để nghiên cứu từ khóa mà mình đề cập trong bài viết này.

Tại sao cần sử dụng công cụ khi làm SEO?

Bạn mới bắt đầu SEO và thật không dễ để có thể trong vài ngày mà leo thẳng lên trang nhất nằm trong TOP 10 được. Đến cả các SEOer chuyên nghiệp cũng phải cạnh tranh nhau khốc liệt.

Dù chuyên hay không chuyên thì họ cũng cần phải có công cụ để hỗ trợ. Các công cụ bây giờ không còn chỉ phục vụ cho SEOer trong việc nghiên cứu từ khóa mà còn hỗ trợ thêm khá nhiều thứ bao gồm cả phân tích đối thủ của bạn. 

Các công cụ phổ biến như:

Bài viết này mình sẽ chỉ đề cập tới KWFinder vì bạn hoàn toàn có thể dễ dàng sử dụng. Mình sẽ làm bài riêng về từng công cụ SEO trên.

Tận dụng Google Search kết hợp để khám phá nhu cầu tiềm năng

Google Search là 1 trong những công cụ tìm kiếm nhu cầu hiệu quả và tốt nhất hiện nay. Bất kỳ ai có nhu cầu gì cũng sẽ lên Google tìm, cứ cái gì không biết cũng cứ hỏi Google là sẽ ra hàng tá đáp án.

Vậy làm sao để ta lấy dữ liệu từ đó đây? Chắc chắn phải nhờ công cụ can thiệp như KWFinder.

Nếu bạn đang làm nội dung cho website, điều bạn đang có ao ước là khách hàng mục tiêu chỉ cần gõ trên Google Search từ khóa họ đang có nhu cầu là trang của mình bay cái vèo đập vô mặt họ và bạn sẽ có chuyển đổi mua hàng từ họ đúng không?

Nhưng không phải bạn chỉ chơi với mỗi Google, bạn phải chơi với các đối thủ cùng lĩnh vực của mình và với hàng trăm ngàn từ khóa khác nhau.

Trước khi làm nội dung bạn cần phải chuẩn bị

Có 2 việc cần chuẩn bị trước khi xây dựng nội dung cho doanh nghiệp của bạn:

  • Việc thứ nhất là bạn còn phải lội đi tìm kiếm đối thủ xem họ đang làm gì, nội dung họ chất thế nào, từ khóa họ dùng là gì, học hỏi được những gì từ họ để làm tốt hơn nữa.
  • Việc thứ 2 là bạn phải tìm được từ khóa chất mà đúng nhu cầu người dùng, bên cạnh đó là từ khóa phải thông dụng nhất với lượng tìm kiếm hàng tháng cao.

Tất cả những điều đó sẽ không còn là trở ngại khi có công cụ nghiên cứu từ khóa KWFinder hỗ trợ.

Dù KWFinder sẽ không hỗ trợ bạn phân tích về đối thủ như ahref nhưng có các URL về nội dung mà đối thủ đang làm rất tốt với từ khóa đó, từ đó bạn có thể spy nội dung họ làm và mix hoặc tạo một nội dung chất lượng hơn.

Ví dụ tham khảo bên dưới:

Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa với KWFinder

Nội dung TOP 1 – daycontaigioi.com

Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa với KWFinder

Nội dung TOP 2 – nguyenphatloc.com

Xem thử từ khóa đang chiếm TOP 1 và TOP 2 do mình SEO ở 2 web khác nhau. Traffic mỗi ngày của mỗi nội dung khoảng 200, mỗi tháng tầm hơn 4,000 – 8,000 view từ mỗi nội dung.

Nếu bạn bán hàng và cứ mỗi nội dung mang về cho bạn được 200 – 1,000 thì nếu bạn có 10 nội dung thì một ngày bạn cũng có thể mang về 2,000 – 10,000 view và 1 tháng có 60,000-300,000 view. Bạn có thể làm Affiliate hoặc Kinh doanh Online thu về bội lợi nhuận đấy.

KWFinder là gì?

1. Tổng quan về KWFinder

KWFinder là 1 công cụ nghiên cứu từ khóa dành cho dân chuyên, nó sẽ giúp cho bạn:

  • Tra cứu từ khóa đó và từ khóa liên quan có bao nhiêu lượt tìm kiếm trong tháng.
  • Độ khó của từ khóa gốc và từ khóa liên quan.
  • Ý tưởng từ khóa cùng nghĩa với từ khóa gốc.
  • Câu hỏi gợi ý liên quan đến từ khóa đó.
  • Các đối thủ trên TOP với từ khóa đó.
  • Xu hướng tìm kiếm hàng tháng của từ khóa đó.

Với sứ mệnh là cung cấp một công cụ nghiên cứu từ khóa lý tưởng, KWFinder sẽ giúp bạn dễ dàng tìm ra những từ khóa dài (Long Tail keyword) và so sánh độ canh tranh cao thấp của mỗi từ khóa, lượng tìm kiếm hàng tháng cùng nhiều thông tin hữu ích khác cho người làm SEO.

Chính điều này giúp cho bạn lên kế hoạch SEO và làm SEO được hiệu quả hơn so với Google Keyword Planner.

2. Ý nghĩa của KWFinder

Nếu bạn thắc mắc KWFinder viết tắt của từ gì thì bạn có thể hiểu là KW (là viết tắt của Key Word) nghĩa là từ khóa và Finder là người tìm kiếm. Nên ghép lại KWFinder sẽ là người tìm kiếm từ khóa.

3. Điểm hay của KWFinder

Với KWFinder bạn có thể search từ khóa ở quốc gia bất kỳ và với ngôn ngữ tùy ý bạn chọn. Nếu bạn đang làm một website về các sản phẩm, nhãn hàng hay đại loại là nội dung ở thị trường nước ngoài thì KWFinder cũng có thể hỗ trợ khá tốt.

Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa với KWFinder

Sẽ có 3 ô:

  • Ô thứ 1 bạn sẽ nhập vào seed keyword theo ngôn ngữ bạn làm
  • Ô thứ 2 là chọn quốc gia nhắm từ khóa (VD: Vietnam)
  • Ô thứ 3 là chọn ngôn ngữ mục tiêu của từ khóa theo quốc gia đó (VD: Vietnamese).

Sau đó bạn bấm Find keywords thì kết quả sẽ trả về theo yêu cầu bạn lựa chọn.

Hướng dẫn đăng ký tài khoản KWFinder

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ KWFINDER TẠI ĐÂY

Cách đăng ký khá đơn giản, bạn chỉ việc bấm vào link bên dưới, hoàn tất thông tin, check mail (nếu có) là hoàn tất. Quá trình đăng ký chỉ trong 2 phút là xong. Sau khi có tài khoản bạn sẽ có được 5 lần search FREE trong 24h.

Chi phí sử dụng KWFinder mắc không?

KWFinder là một công cụ có trả phí nhưng cho dùng miễn phí. Các mức phí theo tháng và năm khác nhau. Nếu thanh toán theo năm được tiết kiệm tới 40%.

Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa với KWFinder

Chia thành 1 gói FREE và 3 gói PAID:

FREE (tài khoản thường)

  • Phí thanh toán lẻ hàng tháng: $0/tháng
  • Phí thanh toán luôn 1 năm: $0/năm
  • Search được 5 từ khóa trong 24h
  • Hiển thị được 50 gợi ý từ khóa liên quan.

Basic

  • Phí thanh toán lẻ hàng tháng: $49/tháng
  • Phí thanh toán luôn 1 năm: $358.80 tiết kiệm $229.20 => chỉ $29.90/tháng
  • Search được 100 từ khóa trong 24h
  • Hiển thị được 200 gợi ý từ khóa liên quan.

Premium

  • Phí thanh toán lẻ hàng tháng: $69/tháng
  • Phí thanh toán luôn 1 năm: $478.80 tiết kiệm $349.20 => chỉ $39.90/tháng
  • Search được 500 từ khóa trong 24h
  • Hiển thị được 700 gợi ý từ khóa liên quan.

Agency

  • Phí thanh toán lẻ hàng tháng: $129/tháng
  • Phí thanh toán luôn 1 năm: $958.80 tiết kiệm $589.20 => chỉ $79.90/tháng
  • Search được 1,200 từ khóa trong 24h
  • Hiển thị được 700 gợi ý từ khóa liên quan.

Như vậy, nếu đăng ký 1 tài khoản cơ bản thì bạn có 5 lần search FREE. Vậy nên nếu ngân sách hạn hẹp chỉ xài FREE được thì hãy tận dụng nó hợp lý để có đủ từ khóa xài cho 1 nội dung/ngày.

Tips: Bạn có thể đăng ký thêm 1-2 tài khoản để dùng, như vậy bạn có thể tìm được 10 – 15 từ khóa/ngày. Tài khoản Free không giới hạn thời gian sử dụng nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm! Tuy nhiên mình không khuyến khích nhiều về việc tạo nhiều tài khoản vì có thể dẫn đến banned IP.

Muốn dùng nhiều hơn số lần miễn phí thì bạn phải nâng cấp lên từ gói rẻ nhất là Basic với phí duy trì hàng tháng. Nên nếu có ngân sách thì đừng ngại nâng cấp, nếu nhu cầu của bạn vừa đủ như mình thì chỉ cần dùng gói BASIC là hợp lý với 100 lần search từ khóa mỗi ngày.

Còn câu hỏi là tại sao phải nâng cấp gói? Tất nhiên cái gì cũng có giá của nó, bạn năng cấp thì sẽ có được nhiều quyền lợi VIP và tính năng nâng cao chuyên nghiệp hơn tài khoản FREE, xem được nhiều số liệu hơn, không bị giới hạn như gói FREE.

Bạn cũng có thể thử nâng cấp 1 tháng trước, tận dụng 30 ngày khai thác triệt để, sau đó bạn không cần gia hạn nữa. Ngân sách bỏ ra cho 1 tháng đó và tận dụng hết, mình nghĩ trong 1 tháng bạn tập trung sẽ phát triển rất tốt website từ công cụ KWFinder.

Sau 1 tháng khai thác tốt thì hẳn về sau bạn sẽ dễ dàng có doanh thu với website, lúc này để duy trì tiếp KWFinder thì không hề khó.

Giao diện hiển thị và các thông số của KWFinder

1. Giao diện hiển thị của KWFinder

Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa với KWFinder

Từ hình phía trên, mình có khoanh làm 4 vùng để bạn có thể hiểu:

  • Cột bên trái trên: Vùng bạn chọn tính năng – Gõ seed keyword (từ khóa hạt giống) cần search – Chọn quốc gia – Chọn ngôn ngữ.
  • Cột bên trái dưới: Hiển thị thông tin chi tiết của từ khóa cần tìm và một số gợi ý các từ khóa có liên quan. Đối với tài khoản Free thì nó chỉ hiện có 50 từ khóa liên quan. Muốn hiện thông tin chi tiết từ khóa nào thì click vào đấy. Thông tin chi tiết nó sẽ hiện lên cột bên phải.
  • Cột bên phải trên: Hiển thị độ khó của từ khóa – Xu hướng tìm kiếm từ khóa.
  • Cột bên phải dưới: Hiển thị danh sách 10 URL đang nằm trong top 10 Google.

2. Các thông số hiển thị của KWFinder

Seed keyword mà bạn tìm kiếm sẽ xuất hiện các thông số so sánh sau:

  • Search Volume: Lượng tìm kiếm hàng tháng
  • Trend: Xu hướng tìm kiếm:
  • CPC: Giá trị Google Ads
  • PPC: Mức độ cạnh tranh trong Google Ads
  • Keyword Difficulty (KD): Độ khó từ khóa
  • Google SERP: TOP 10 ranking Google

KWFinder gợi ý cho bạn những từ khóa liên quan có lượng Search Volume cực kỳ hữu dụng. Thông số này giúp bạn chọn ra những từ khóa có lượng search cao hàng tháng và bỏ qua từ khóa có lượng search thấp

Chỉ số Keyword Difficulty (KD) được KWFinder tính toán dựa trên việc thu thập, so sánh và phân tích dữ liệu từ các chỉ số: DA, PA, TF cùng nhiều chỉ số khác trong SEO.

Ngoài ra, ở bên dưới phần Google SERP sẽ có danh sách 10 URL đang nằm trong top 10 Google với từ khóa đó cùng các chỉ số SEO Metrics quan trọng của các URL này như: PA, DA, Backlinks trỏ về để bạn có thể quyết định có khả năng ranking cho từ đó hay không.

3. Chọn từ khóa thế nào để viết nội dung và SEO bài?

Có rất nhiều thông số ở đây, nhưng 3 cái thông số cần quan tâm nhất là:

  • Search Volume: Tất nhiên phải cao, trên 1,000 tìm kiếm/tháng chứ ít quá sao mà làm.
  • Trend: Tất nhiên xu hướng tìm kiếm cũng phải cao thì mới là danh mục tiềm năng được.
  • Keyword Difficulty: Tất nhiên không quá khó, dưới 40 là OK. Trên 40 thì bạn phải cứng tay.

Các tính năng của KWFinder

1. Tính năng Suggestion của KWFinder

Ở tính năng Suggestion này thì KWFinder sẽ trả về cho bạn những từ khóa mà nó gợi ý dựa trên dữ liệu thu nhập từ API của Google nên nó hoàn toàn khớp với Google Keyword Planner.

Ta sẽ lọc lần lượt theo thứ tự 3 thông số trên để chọn từ khóa tiềm năng.

Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa với KWFinder

Ví dụ: Mình gõ từ “hướng dẫn wordpres” và kết quả trả về khá ổn với Search Volume khoảng 300/tháng, KD là 33/100. Các trang đang làm nội dung liên quan đến nhu cầu đó có hiệu quả trên TOP như thachpham, hoanguyen, dieuhau,….

2. Tính năng Autocomplete của KWFinder

Tính năng Autocomplete này sẽ sẽ giúp cho bạn tự động hoàn chỉnh những từ phụ đứng sau từ khóa chính mà bạn nhập vào. Với tính năng này bạn có thể có thêm nhiều gợi ý mới về từ khóa mà bạn đang tìm kiếm.

Những gợi ý này khá hữu ích cho bạn tham khảo thêm về những niche ngách, từ khóa ngách trong chủ đề mà bạn đang định làm nhưng bạn chưa nghĩ tới. Tính năng này giúp bạn khám phá ra điều chưa nghĩ tới đó.

Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa với KWFinder

Ví dụ: Mình gõ từ “máy tính” và kết quả gợi ý thêm cho mình khá nhiều như: “máy tính bảng, máy tính xách tay,…“. Các cột kia kết quả phân tích thêm như bên trên, bạn muốn phân tích từng từ khóa chỉ việc chọn từ khóa đó.

Nó cũng gần như tính năng Suggestion là gợi ý cho bạn thêm từ phía sau liên quan đến từ khóa bạn dùng như gõ ở Google Search Box.

3. Tính năng Questions của KWFinder

Mình thấy tính năng Question này của KWFinder rất hay bởi nó sẽ giúp bạn phát triển nội dung thông tin với các từ khóa có nhu cầu tìm kiếm thông dụng, ​thường gọi là từ khóa thông tin (infomartion keyword) để mang traffic về cho website trong thời gian ngắn.

Tùy vào hình thức và danh mục phát triển website mà bạn làm, bạn có thể xây một website kiếm tiền với hình thức affiliate, tự bán sản phẩm của mình.

Nên ngoài những nội dung giúp bạn kiếm tiền trực tiếp như nội dung tiếp thị aff (affiliate content), nội dung bán hàng thì bạn cũng rất cần những nội dung “hướng dẫn” hoặc “hỏi đáp” đấy, chính ngay lúc này tính năng Questions của KWFinder sẽ rất hữu dụng để bạn khai phá sức mạnh của nó, tìm ra những câu hỏi dựa trên seed keyword nhập vào.

Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa với KWFinder

Ví dụ: Mình vẫn gõ từ “máy tính” và kết quả trả về ở mục Question là câu hỏi xoay quanh máy tính, liên quan tới máy tính,… Giúp bạn xây dựng được thêm những tiêu đề, giải đáp những câu hỏi nhu cầu mà khách hàng của bạn tìm kiếm…

Tính năng ĐỘ KHÓ của từ khóa trong KWFinder

Với KWFinder bạn sẽ làm quen với 1 loại chỉ số mới, nó gọi là Keyword Difficulty (KD). Một tính năng cực kỳ hữu ích có thể giúp chúng ta đánh giá được độ khó của một hay nhiều từ khóa một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất. Tính năng này giúp chúng ta nhận định rằng có nên hay không nên sử dụng từ khóa đó áp dụng vào làm nội dung cạnh tranh với các đối thủ.

Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa với KWFinder

Ở đây là danh sách độ khó từ khoa xếp theo hạng và điểm:

  • 0-39 là rất dễ đến dễ
  • 40-54 là hơi hơi khó và vẫn có thể sử dụng được
  • 55-100 là từ khó đến rất khó.

Nên đó là lý do mình khuyên các bạn nên dùng những từ khóa có KD < 39 để làm.

Với KWFinder, mình thường sử dụng để nghiên cứu từ khóa để làm nội dung ở thị trường Việt Nam thôi.

Qua sử dụng thì mình thấy chỉ số chung các từ khóa dài về nhu cầu hay những từ khóa Product (sản phẩm) làm affiliate ở Việt Nam thì Keyword Difficulty vẫn còn ở mức dễ khá dễ, rất ít khi search trúng từ khóa có KD > 40.

Ở KWFinder số liệu được cập nhật khá thường xuyên theo Google nên cũng đáng tin cậy hơn.

Điểm lại các yếu tố cần quan tâm

Mình sẽ điểm lại các yếu tố cần quan tâm nhất khi nghiên cứu từ khóa để các bạn có thể chọn được từ khóa đúng để xây dựng nội dung có khả năng leo rank hiệu quả hơn:

  • Search Volume: Tối thiểu là 100, nếu ít hơn 100, từ khóa đó có quá ít lượt quan tâm và việc xây dựng nội dung sẽ khá vô bổ mà chỉ tốn công. Theo gợi ý của mình, nên trên 1000 tìm kiếm/tháng.
  • Buyer Keyword: Nếu bạn làm affiliate hay bán hàng và muốn có chuyển đổi cao, hãy tập trung vào những từ khóa mua hàng bởi nó sẽ gợi ý cho nhưng khách hàng “có ý định mua hàng” dễ ra quyết định cũng như nhắc họ mua hàng.
  • Độ dài từ khóa: Bạn nên tập trung bắt đầu với những từ khóa dài (Long Tail keyword). Thường có thể là những cụm từ hoặc các câu hỏi xoay quanh từ khóa ngách chính mà bạn đã chọn. Độ dài dao động từ 3 – 10 từ hoặc hơn tùy bạn. Nhưng đừng dài quá vì chẳng mấy ai search dài ngoằn đâu.
  • Keyword Difficulty: Làm ở thị trường Việt Nam thì KD < 40 là mức dễ sẽ có khả năng giúp cho website mới của bạn leo TOP hiệu quả và khả thi hơn.
  • Google SERP: Kiểm tra thủ công liên tục TOP 10 của từ khóa đó có những ưu điểm và nhược điểm gì về mặt SEO Onpage. Hãy vào đó học hỏi những cái hay về nội dung mà họ đang xây dựng cho từ khóa đó, điều đó sẽ giúp bạn có ý tưởng và hãy cải thiện làm tốt hơn những gì họ làm, làm mới hơn những cái mà họ chưa làm được ở bài viết của họ về từ khóa đó.

Như vậy, mình đã cung cấp được cho bạn các thông tin hữu ích về việc sử dụng KWFinder rồi đấy.

Việc nghiên cứu từ khóa cũng như các công việc khác, bạn càng làm nhiều thì càng lên trình và trở nên nhạy bén hơn trong việc nhận định 1 bộ từ khóa cần làm cho một ngách nào đó.

Tuy nhiên hãy lưu ý rằng, bất cứ công cụ nào cũng đều sẽ chỉ gọi là hỗ trợ cho bạn, chứ không phải thay bạn ra quyết định. Đúng hay sai tất cả đều do quyết định của bạn từ tư duy của bạn chọn.

Và việc nghiên cứu từ khóa thành công mà nội dung của bạn không đầu tư cho chất lượng thì cũng sẽ bại dưới tay đối thủ.

Khi bạn trở nên chuyên nghiệp hơn thì bạn có thể chọn những từ khóa có lượng tìm kiếm cao hơn mức cũ và đưa website của bạn lên 1 đẳng cấp khác biệt cao cấp hơn.

Những bài viết tập trung cho những từ khóa ít lượt tìm kiếm lúc này sẽ là những nội dung bổ trợ (vệ tính) vô cùng tốt.

Nào nếu bạn còn chưa sử dụng KWFinder thì:

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ KWFINDER TẠI ĐÂY

Đừng quên, hãy luôn làm mới nội dung bởi Google luôn thích sự mới mẻ và sáng tạo.

Hi vọng qua bài viết Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa với KWFinder để tối ưu SEO hiệu quả này đã giúp các bạn giải đáp được các câu hỏi cần thiết về công cụ nghiên cứu từ khóa KWFinder. Nếu bạn còn thắc mắc hãy comment bên dưới.

Bạn có thể liên hệ với Lộc Nguyễn qua trang cá nhân hoặc để lại bình luận bên dưới để cùng thảo luận, mình sẽ giải đáp trong đa 12-24h, trừ khi mình bận sẽ lâu hơn xíu.

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT
Theo dõi
Thông báo về
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Chúng tôi muốn được nghe bình luận góp ý của bạnx